Chống thấm nhà vệ sinh ở Đà Lạt: Dấu hiệu và giải pháp

Với đặc thù thường xuyên ẩm ướt do phải tiếp xúc với nguồn nước hàng ngày, nhà vệ sinh cần phải được chống thấm kỹ lưỡng để giữ cho kết cấu công trình được bền lâu. 

Chống thấm nhà vệ sinh là biện pháp chống thấm cấp thiết phải tiến hành khi xây dựng công trình. Ngoài ra nếu khi xây dựng không có biện pháp chống thấm hiệu quả thì trong quá trình sử dụng sẽ xảy ra tình trạng nhà vệ sinh, nhà tắm bị thấm ẩm nấm mốc. Điều này gây rất nhiều phiền toái cho gia chủ trong sinh hoạt cũng như thẩm mỹ ngôi nhà.

Trong bài viết này, Jison Miền Nam – Công ty thi công chống thấm chuyên nghiệp tại Đà Lạt sẽ chia sẻ đến các bạn các dấu hiệu và quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả chống thấm dột triệt để.

I. Nguyên nhân và tác hại của nhà vệ sinh bị thấm?

Nhà vệ sinh bị thấm là tình trạng diễn ra khá thường xuyên hiện nay ở các công trình. Để có phương pháp xử lý triệt để, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân và tác hại khi nhà vệ sinh bị thấm dột. 

1.1 Các nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh

  • Trong quá trình thi công nhà thầu không xử lý kỷ trong khâu đổ bê tông sàn khu vực nhà vệ sinh, không được chống thấm kỹ, không đúng kỹ thuật chống thấm khi tiến hành hoàn thiện.
  • Hệ thống ống dẫn nước bị vỡ, rò rỉ hoặc tắc.
  • Sàn nhà vệ sinh thường xuyên có nước, thẩm thấu qua các mạch lát nền và đọng lại dưới sàn bê tông.
  • Nhà vệ sinh được thiết kế, xây dựng sai kỹ thuật ở khâu lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh khiến nước xả tràn ra và thấm xuống nền nhà vệ sinh. Hoặc kết cấu bê tông bị lún, chất lượng kém, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn
  • Tường nhà, sân thượng, sàn mái bị thấm mà không được sửa chữa kịp thời cũng ảnh hưởng là khiến nhà vệ sinh thị thấm nước
  • Các mạch gạch ở nền nhà vệ sinh bị bong, tạo kẽ hở cho nước ngấm xuống.
  • Thiết bị vệ sinh bị chảy nước do hư hỏng…

1.2 Thấm dột nhà vệ sinh gây ra những tác hại nào?

Nhà vệ sinh bị thấm sẽ gây ra nhiều tác hại. Một số tác hại tiêu biểu thường thấy như:

  • Thấm dột không chỉ khiến công trình nhanh chóng bị xuống cấp mà còn làm xuất hiện rêu mốc, mùi hôi khó chịu gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho gia đình. 
  • Thi công chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu sẽ giữ cho nhà vệ sinh luôn đẹp và bền bỉ theo năm tháng, giúp bạn tiết kiệm được chi phí sơn sửa, trùng tu.
  • Khi nhà vệ sinh bị thấm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu ngôi nhà, khiến nhà bị xuống cấp nhanh chóng. Nhà vệ sinh bị thấm, luôn trong tình trạng ẩm ướt gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày, là môi trường để vi khuẩn phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.

II. Một số hạng mục cần kiểm tra để đảm bảo hiệu quả chống thấm

Trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh, các bạn cần phải kiểm tra lại các hạng mục sau đây để đảm bảo hiệu quả chống thấm được tốt nhất.

2.1 Cống thoát nước sàn

Đây là 1 trong những vị trí dễ bị thấm dột nhất. Nếu trong quá trình thi công, miệng cống không được xử lý tốt thì lâu ngày sẽ xảy ra tách lớp, co ngót gây hiện tượng thấm nước.

2.2 Hệ thống đường ống nước 

Nếu hệ thống đường ống nước bị rò rỉ, nứt vỡ sẽ khiến nước chui qua các khe nứt này, thấm vào tường, sàn nhà dẫn đến tình trạng thấm dột, làm hư hỏng kết cấu công trình.

2.3 Mặt sàn nhà vệ sinh

Hầu hết nhà vệ sinh hiện nay đều được ốp gạch mặt sàn. Nhưng nếu gạch không được ốp kín hoặc độ dốc của sàn không đảm bảo cho nước thoát nhanh sẽ gây ra tình trạng đọng nước, gây thấm dột.

2.4 Kết cấu tường, trần nhà vệ sinh

Kiểm tra kỹ lưỡng để biết được tường, trần nhà vệ sinh đã đủ độ dày chưa? Có sự xuất hiện của các khe nứt không? Nếu có, cần phải thi công lại, trám trét các vết nứt để đạt khả năng chống thấm dột tốt nhất.

III. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh tại Đà Lạt từ Jison Miền Nam

Sau đây là quy trình chống thấm nhà vệ sinh tại Đà Lạt từ Jison Miền Nam – công ty thi công chống thấm chuyên nghiệp tại Đà Lạt.

Bước 1. Tiến hành mở rộng cổ ống và mạch gạch

Tiến hành đục mở các cổ ống và mạch gạch. Sau đó xử lý chống thấm cổ ống bằng sơn chống thấm JS-22 từ Jison có tác dụng làm tăng cứng bề mặt, đồng thời dùng một lớp lưới Jison gia cố xung quanh cổ ống.

Bước 2. Tiến hành mài, vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn.

Lớp bề mặt mà được làm sạch kỹ lưỡng thì hiệu quả chống thấm sẽ cao hơn. Bề mặt vữa ximăng, bêtông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa ximăng đã bị phong hóa. Dùng máy mài chuyên dụng mài bề mặt khoảng 1 – 2 mm, sau đó dùng máy hút bụi hoặc máy quét để làm sạch bề mặt (không nên dùng nước để làm sạch bề mặt).

Bước 3. Gia cố trám vá chuẩn bị bề mặt sàn và nách tường.

Gia cố, trám vá, chuẩn bị bề mặt sàn và nách tường. Trám trét những vị trí bị rỗng, rỗ, nứt và bong tróc bằng vữa chuyên dụng.

Bước 4. Thi công chống thấm

Thi công 1 lớp lưới Jison cho toàn bộ bề mặt sàn, kết hợp cũng 2 lớp sơn chống thấm JS-1. Gia cố toàn bộ nách chân tường cao 10cm so với bề mặt sàn.

Bước 5. Test nước nghiệm thu

Sau khi lớp chống thấm khô hẳn, tiến hành bơm nước lên sân thượng và ngâm nước 14 ngày để test nước và nghiệm thu kết quả.

Trên đây là những thông tin về chống thấm nhà vệ sinh tại Đà Lạt mà Jison Miền Nam chia sẻ đến bạn. Để đảm bảo hiệu quả chống thấm được tối ưu nhất, tốt hơn bạn nên nhờ đến đơn vị thi công chống thấm thực hiện chống thấm cho nhà của mình. Liên hệ ngay với Jison Miền Nam – công ty thi công chống thấm chuyên nghiệp tại Đà Lạt để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé!

Jison Miền Nam: 

  • Trụ sở chính Tp. HCM: 1D Nguyễn Duy – P3 – Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Tp. Đà Lạt: 184 Ngô Quyền – P6 – TP. Đà Lạt
  • Chi nhánh Đồng Xoài: Khu đô thị Cát Tường Phú Hưng – Tiến Hưng – TP. Đồng Xoài – Tỉnh. Bình Phước
  • Điện thoại: 0918397992 – 0708791537
  • Website: https://jisonmiennam.com/

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết này nhé!

Nhấn vào ngôi sao để đánh giá bài viết.

Xếp hạng trung bình 0 / 5. 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *