Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà tại Đà Lạt: Những điều cần lưu ý

Mật độ nhà ở tại các thành phố lớn như tại Đà Lạt thường san sát nhau. Vì thế, việc chung vách chung tường là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, giữa các vách tường này là khe hở nhỏ, khe tiếp giáp. Vị trí này rất dễ bị nước mưa len lỏi vào. Nếu không xử lý tốt khe này có thể gây nên tình trạng thấm nước cho nhà, nhất là vào mùa mưa.

Để chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà tại Đà Lạt, có rất nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà tại Đà Lạt mà bạn cần biết, cùng Jison Miền Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây thấm tại khe tiếp giáp giữa hai nhà

Khi thi công, hầu hết tường giáp giữa hai nhà đều khít nhau không tách rời. Nhưng qua quá trình sử dụng, lâu dần nó không còn đạt độ chuẩn xác như thế. Sẽ có một số tình trạng và yếu tố tác động sau.

Thường những nhà xây sau sẽ không được trát xi măng bên ngoài vì hai nhà quá sát nhau. Như vậy khi bị mưa xuống, chắc chắn nước sẽ ngấm vào nhà mới hơn không có sự bảo vệ. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra lâu thì cả tường nhà cũ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Và giải pháp tốt nhất cho tình trạng này đó là phải chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột này, tuy nhiên, có thể gom thành 2 trường hợp như sau:

1.1 Nguyên nhân chủ quan

  • Chất lượng thi công móng không đảm bảo do không khảo sát hiện trạng. Lâu dần, móng bị sụt lún, gây nên các đường nứt tường và rãnh chân tường… Khi gặp mưa, nước mưa sẽ len lỏi vào các đường nứt, đường rãnh này để thấm vào tường trong và thấm lên tường trên.
  • Vật liệu kém chất lượng, khi gặp sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ bị co ngót, giãn nở không đồng đều. Làm xuất hiện các vết nứt, gây ứ đọng nước và thẩm thấu qua tường.

1.2 Nguyên nhân khách quan

  • Các công trình nhà liền kề không được thi công cùng mốc thời gian. Chính vì vậy, công trình sau sẽ khó (thậm chí là không) được tô trát kỹ lưỡng bên ngoài, và đương nhiên, khả năng chống thấm là con số 0. Do đó, khi có nước mưa sẽ ngấm vào bên trong tường, lâu dần gây thấm dột ảnh hưởng đến kết cấu toàn bộ công trình.
  • Nền móng của 2 công trình liền kề không đều nhau, chỗ cao chỗ thấp, tạo nên rãnh giữa 2 nền móng. Vị trí này là điều kiện lý tưởng để nước mưa ứ đọng và thấm sâu vào trong.

2. Một số biện pháp khắc phục đơn giản chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà

Có rất nhiều phương pháp từ xưa đến này nhằm khắc phục tình trạng thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà tại Đà Lạt. Cách chống thấm thường được sử dụng nhất là: 

  • Sử dụng tôn phẳng và mỏng dày 0,1 mm – 0,5 mm hay mỏng hơn để chắn nước. Nếu có điều kiện kinh tế chúng ta dùng tấm inox, bền và sử dụng lâu hơn
  • Tuyệt đối không dùng tôn dày, nguyên nhân do sau thời gian sử dụng lớp vữa trát sẽ bị lún nhẹ gây hiện tượng đứt gãy hay bật tung lớp vữa trát làm tường tiếp tục thấm
  • Đóng tôn vào tường gạch xây sau đó chúng ta trát đè lên. Đoạn tôn hay inox có bề rộng khoảng 30 Cm cho đến 50 Cm.
  • Đóng tôn mỏng ở vị trí cao hơn khe hở tiếp giáp để khi công trình mới lớp vữa trát bị lún xuống vài Cm thì đoạn tôn này vẫn đảm bảo có độ dốc từ trên xuống dưới để nước mưa thoát nhanh và không ngấm vào khe. chiều dài đoạn tôn hay inox này phải đủ dài để che phủ toàn bộ khe tiếp giáp.

Tuy nhiên, phương pháp này lại không có tuổi thọ cao, hơn hết là gây tốn kém rất nhiều chi phí, phải sửa đi sửa lại chỉ sau 1-2 năm do tôn bị mục.

Vậy có phương pháp chống thấm nào tối ưu hơn không?

3. Phương pháp chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà tại Đà Lạt từ Jison Miền Nam.

Khắc phục được tất cả những nhược điểm mà phương pháp chống thấm truyền thống chưa xử lý được, phương pháp chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà từ Jison mang lại hiệu quả tối ưu, màng chống thấm có độ bền lên đến 5-10 năm. Cùng tham khảo quy trình thực hiện nhé:

Bước 1: Vệ sinh toàn bộ mặt sàn, tạo ẩm sàn bằng cách lăn hoặc xịt nước nếu như sàn bê tông quá khô.

Bước 2: Trải lưới chuyên dụng Jison giữa khe tiếp giáp.

Bước 3: Quét chống thấm hỗn hợp Acrylic – xi măng JS-01 tối thiểu 3 lớp (mỗi lớp cách nhau 30-60 phút)

Bước 4: Hoàn thiện bằng hai lớp sơn chống nóng hoặc sơn chống thấm đa năng 3 in 1.

Trên đây là phương pháp chống thấm nách chân tường từ Jison Miền Nam – công ty chống thấm tại Đà Lạt. Hy vọng với những thông tin trên đã phần nào giúp bạn có thêm thông tin về chống thấm chân tường tại Đà Lạt. Nếu quan tâm, liên hệ với Jison Miền Nam để được tư vấn miễn phí. Xem thêm cách chống thấm nhà tại:

Jison Miền Nam: 

  • Trụ sở chính Tp. HCM: 1D Nguyễn Duy – P3 – Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Tp. Đà Lạt: 184 Ngô Quyền – P6 – TP. Đà Lạt
  • Chi nhánh Đồng Xoài: Khu đô thị Cát Tường Phú Hưng – Tiến Hưng – TP. Đồng Xoài – Tỉnh. Bình Phước
  • Điện thoại: 0918397992 – 0708791537
  • Website: https://jisonmiennam.com/

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết này nhé!

Nhấn vào ngôi sao để đánh giá bài viết.

Xếp hạng trung bình 0 / 5. 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *