Trong ngôi nhà thì khu vực nhà vệ sinh chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ so với tổng thể. Tuy nhiên, công năng sử dụng thì lại vô cùng nhiều. Điều đáng buồn hiện nay ước tính tại Đà Lạt có đến 80% nhà vệ sinh thấm vì những nguyên nhân không đáng có.
Mặc dù trong các hạng mục chống thấm, nhà vệ sinh là nơi ít chịu tác động của thời tiết và biến động về kết cấu. Song do đặc thù thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước mà nếu không chọn đúng vật liệu sẽ khiến nhà vệ sinh rất dễ gặp phải tình trạng thấm ẩm gây ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ công trình, gây tốn công và chi phí sửa chữa, bảo hành.
Chính vì thế, chống thấm nhà vệ sinh tại Đà Lạt luôn là hạng mục được rất nhiều người quan tâm. Nhưng làm thế nào để chống thấm triệt để? Và có đơn vị nào chống thấm hạng mục này hiệu quả không? vẫn là câu hỏi của rất nhiều gia chủ. Tại bài viết này, Jison Miền Nam sẽ chia sẻ đến bạn phương pháp chống thấm nhà vệ sinh “bất bại” tại Đà Lạt nhé!
I. Dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh đang bị thấm dột
Trên thực tế, mặt sàn nhà vệ sinh bị thấm không phải điều hiếm gặp. Không những mặt sàn, mà những vị trí như: các cổ ống đi xuyên sàn, chống thấm chân tường nhà vệ sinh cũng là những nơi rất dễ bị ẩm thấp. Nhận biết nhà vệ sinh bị ngấm sớm sẽ giúp quá trình xử lý, chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.
Cùng Jison Miền Nam tìm hiểu các dấu hiệu phổ biến giúp bạn nhận biết nhà vệ sinh đang bị thấm dột sau đây nhé:
- Trần nhà tầng dưới phía trên là nhà vệ sinh bị thấm loang lổ ở xung quanh vị trí dầm.
- Tường phòng ngủ bên cạnh nhà vệ sinh có dấu hiệu bị nấm mốc, loang lổ.
- Gạch nhà vệ sinh bị xuống cấp, đứt gãy, vỡ, ron gạch hở khiến nước dễ dàng đi qua.
- Xuất hiện mùi hôi khó chịu mặc dù không thấy các dấu hiệu nấm mốc hoặc do gạch nhà vệ sinh xuống cấp. Trường hợp này có thể do bồn toilet thi công bị hở, sau một thời gian tình trạng thấm dột nhà vệ sinh sẽ xuất hiện.
II. Nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh bị thấm là tình trạng diễn ra khá thường xuyên hiện nay ở các công trình. Vậy nguyên nhân nào khiến cho nhà vệ sinh bị thấm dột, nấm mốc:
- Trong quá trình thi công nhà thầu không xử lý kỹ trong khâu đổ bê tông sàn khu vực nhà vệ sinh, không được chống thấm kỹ, không đúng kỹ thuật chống thấm khi tiến hành hoàn thiện.
- Hệ thống ống dẫn nước bị vỡ, rò rỉ hoặc tắc. Sàn nhà vệ sinh thường xuyên có nước, thẩm thấu qua các mạch lát nền và đọng lại dưới sàn bê tông.
- Nhà vệ sinh được thiết kế, xây dựng sai kỹ thuật ở khâu lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh khiến nước xả tràn ra và thấm xuống nền nhà vệ sinh. Hoặc kết cấu bê tông bị lún, chất lượng kém, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn
- Tường nhà, sân thượng, sàn mái bị thấm mà không được sửa chữa kịp thời cũng ảnh hưởng là khiến nhà vệ sinh thị thấm nước. Các mạch gạch ở nền nhà vệ sinh bị bong, tạo kẽ hở cho nước ngấm xuống.
- Thiết bị vệ sinh bị chảy nước do hư hỏng.
III. Những tác hại do thấm dột nhà vệ sinh gây ra
Hiểu được những tác hại nghiêm trọng do thấm dột nhà vệ sinh gây ra sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc chống thấm cho hạng mục này. Thấm nhà vệ sinh gây ra rất nhiều phiền toái, nhưng có thể kể đến những tác hại nghiêm trọng thường gặp sau đây:
- Thấm dột không chỉ khiến công trình nhanh chóng bị xuống cấp mà còn làm xuất hiện rêu mốc, mùi hôi khó chịu gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.
- Thấm nhà vệ sinh cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến cho nhà bạn bị hư hại kết cấu, lâu dần ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.
- Một tác hại dễ nhận thấy nhất đó là làm suy giảm giá trị của căn nhà. Thấm nhà vệ sinh sẽ khiến nhà bạn xuất hiện các vết thấm loang lổ, các vết nấm mốc trên tường, trần nhà gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
IV. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh tại Đà Lạt từ Jison Miền Nam
Để bảo vệ căn nhà của bạn khỏi các vấn đề về thấm dột, Jison Miền Nam sẽ mách cho bạn cách chống thấm hiệu quả cho nhà vệ sinh tại Đà Lạt.
Bước 1. Tiến hành mở rộng cổ ống và mạch gạch
Tiến hành đục mở các cổ ống và mạch gạch. Sau đó xử lý chống thấm cổ ống bằng sơn chống thấm JS-22 từ Jison có tác dụng làm tăng cứng bề mặt, đồng thời dùng một lớp lưới Jison gia cố xung quanh cổ ống.
Bước 2. Tiến hành mài, vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn.
Lớp bề mặt mà được làm sạch kỹ lưỡng thì hiệu quả chống thấm sẽ cao hơn. Bề mặt vữa ximăng, bêtông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa ximăng đã bị phong hóa. Dùng máy mài chuyên dụng mài bề mặt khoảng 1 – 2 mm, sau đó dùng máy hút bụi hoặc máy quét để làm sạch bề mặt (không nên dùng nước để làm sạch bề mặt).
Bước 3. Gia cố trám vá chuẩn bị bề mặt sàn và nách tường.
Gia cố, trám vá, chuẩn bị bề mặt sàn và nách tường. Trám trét những vị trí bị rỗng, rỗ, nứt và bong tróc bằng vữa chuyên dụng.
Bước 4. Thi công chống thấm
Thi công 1 lớp lưới Jison cho toàn bộ bề mặt sàn, kết hợp cũng 2 lớp sơn chống thấm JS-1. Gia cố toàn bộ nách chân tường cao 10cm so với bề mặt sàn.
Bước 5. Test nước nghiệm thu
Sau khi lớp chống thấm khô hẳn, tiến hành bơm nước lên sân thượng và ngâm nước 14 ngày để test nước và nghiệm thu kết quả.
Tùy theo từng trường hợp thấm dột mà phương pháp chống thấm sẽ khác nhau. Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả của quá trình chống thấm không bị tái đi tái lại, tốt hơn bạn nên liên hệ để được tư vấn giải pháp dành riêng cho trường hợp của mình.
Jison Miền Nam:
- Trụ sở chính Tp. HCM: 1D Nguyễn Duy – P3 – Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Tp. Đà Lạt: 184 Ngô Quyền – P6 – TP. Đà Lạt
- Chi nhánh Đồng Xoài: Khu đô thị Cát Tường Phú Hưng – Tiến Hưng – TP. Đồng Xoài – Tỉnh. Bình Phước
- Điện thoại: 0918397992 – 0708791537
- Website: https://jisonmiennam.com/