Chống thấm chân tường tại Đà Lạt: Nguyên nhân và cách xử lý triệt để 100%

1. Nguyên nhân gây thấm chân tường

Thấm chân tường tại Đà Lạt là hiện tượng tường bị hút nước và hơi ẩm từ dưới nền lên trên cao theo nguyên lý “bấc thấm đèn dầu”. Lượng ẩm tích tụ lâu ngày sẽ gây ẩm mốc, bong tróc sơn tường, thậm chí gây mục nát bức tường, làm giảm tuổi thọ kết cấu tường nhà. Với các bức tường bị thấm lâu ngày, lượng nước và hơi ẩm nhiều đẩy lên trên cao 1 – 2 mét, kéo theo một lượng muối khoáng gốc clorua, sunfat … ăn mòn và phá hủy kết cấu tường, làm mục vữa và suy giảm tuổi thọ kết cấu bức tường.

Có rất nhiều nguyên nhân làm thấm chân tường tại Đà Lạt, Jison Miền Nam sẽ liệt kê 3 nguyên nhân phổ biến gây thấm chân tường như sau:

1.1  Tường tầng 1 xây không có giằng bê tông chống thấm chân tường

  • Tường tầng 1 xây không có “giằng chống thấm” chân tường xảy ra nhiều nhất ở các công trình nhà tập thể hoặc nhà cũ xây từ cách đây 30 – 40 năm, khi xây dựng thời điểm đó chỉ là kết cấu tường chịu lực.
  • Các bức tường không có giằng bê tông chống thấm thông thường sẽ bị thấm ẩm với mức độ nặng, tường thậm chí bị phá hủy gây mục nát khiến công tác xử lý sẽ lâu và khó khăn hơn.
  • Tình trạng ốp gạch chân tường, hoặc có tình trạng ốp gạch toàn bộ nhà, gây ra tình trạng bí hơi càng làm tường bị hút ẩm nặng hơn, phá hủy kết cấu tường nhanh hơn. Đã có trường hợp những ngôi nhà cũ ốp kín toàn bộ nhà, vữa bị thấm ẩm kéo theo muối làm mục tường nên được một thời gian rơi cả mảng gạch ốp xuống (trường hợp này rất nguy hiểm). 

1.2 Tôn nền nhà vượt quá giằng chống thấm chân tường.

  • Trường hợp này xảy ra cả ở nhà mới và cũ, khi đó giằng chống thấm bị thấp hơn so với nền nhà làm mất tác dụng chống thấm cho bức tường.
  • Có một số trường hợp nhà mới xây, đã đổ bê tông giằng chống thấm chân tường nhưng do tính toán sai cốt nền quá thấp, xây giật cấp hoặc trường hợp nhiều nhất là do thợ xây ẩu làm nền cao hơn hoặc bằng so với giằng chống thấm.

1.3 Nước thấm từ nhà vệ sinh ra nền và làm thấm chân tường xung quanh các bức tường ngăn 

Đặc điểm các căn hộ chung cư là các bức tường xây chung trên 1 mặt sàn, nên nếu nước thấm từ nhà vệ sinh, lâu dần lan ra xung quanh làm thấm chân tường các bức tường ngăn phòng, thậm chí cả những bức tường hành lang chung cư.

2. Những sai lầm trong chống thấm chân tường

Lưu ý khi làm chống thấm nhà vệ sinh

2.1 Ốp gạch chân tường cao 1 mét

việc ốp gạch chân tường chỉ là để che đi phần thấm ẩm, nhưng chỉ được 1 thời gian ngắn, hơi ẩm sẽ tiếp tục đẩy lên trên cao và phá hủy tường mức độ nặng hơn là không ốp gạch

2.2  Đục tường ra, trát xi măng mác cao, hoặc trát với phụ gia không đúng chủng loại. 

Chủ nhà hoặc các đội thợ xây dựng thường chủ quan, trát vữa xi măng tinh dạng hồ dầu sau đó trát xi măng cát vàng mác cao nhưng vẫn bị thấm. Lý do là nước và hơi ẩm vẫn hút và đẩy lên qua các lỗ mao rỗng dù có là vữa bê tông mác cao, chưa kể khi trát mác cao thì rất dễ nứt nên vẫn thấm ẩm tường.

2.3 Sử dụng giấy dán tường chống ẩm.

Việc sử dụng giấy dán tường để che đậy chỉ được thời gian ngắn, không mang lại hiệu quả, mặt khác lại càng làm tường thấm nặng nề hơn so với hiện trạng thấm ban đầu. Lý do giấy dán tường kín giữ độ ẩm trong tường, theo thời gian độ ẩm giữ trong tường càng lâu và tường càng ẩm ướt nặng. Đây là một trong những sai lầm có thể nói là phổ biến của các nhà chung cư, khi chủ nhà không tìm hiểu đúng thông các cách xử lý triệt để vấn đề này.

2.4 Ốp các tấm ốp nhựa chân tường.

Đây cũng là sai lầm giống như ốp gạch chân tường, chỉ được thời gian ngắn các tấm ốp này thậm chí còn bung keo và làm tường thấm nặng hơn

2.5 Chống thấm không đủ

Thợ chống thấm chỉ đục đoạn chân tường thấm 30 – 100 cm để quét các loại sơn chống thấm, xi măng chống thấm dạng tinh thể, hoặc trát vữa chống thấm trộn phụ gia. Đây chỉ là giải quyết phần ngọn che đậy giống như ốp gạch chân tường. Thời gian sau này, nước và hơi ẩm tiếp tục mao dẫn lên cao gây ẩm và bong tróc tường phía bên trên.

Vậy cách xử lý chống thấm chân tường triệt để là gì? Cùng tham khảo quy trình chống thấm chân tường tại Đà Lạt triệt để 100% từ Jison Miền Nam nhé!

3. Quy trình chống thấm chân tường tại Đà Lạt từ Jison Miền Nam

Xử lý chống thấm chân tường hiệu quả với vật liệu và quy trình chống thấm từ Jison. Với kinh nghiệm chống thấm tường xử lý ẩm mốc chân tường hơn 10 năm, Jison Miền Nam xin chia sẻ đến bạn biện pháp xử lý chân tường thấm nước, ẩm ướt đơn giản hết thấm triệt để 100%.

Bước 1. Vệ sinh toàn bộ chân tường và bề mặt tường, tạo ẩm tường bằng cách lăn hoặc xịt nước nếu tường quá khô.

Bước 2. Lăn 2 lớp JS01 pha xi măng theo tỉ lệ 1:1.2:0.3 nước nhằm kháng kiềm và thẩm thấu tạo các cầu liên kết gia cố vết nứt chân chim của lớp vữa trát.

Bước 3. Lăn hoàn thiện bằng 2 lớp sơn chống thấm đa năng 3 in 1 Jison hoặc sơn chống nóng.

Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý tường bị thấm nước, ẩm mốc hiệu quả. Tùy theo từng mức độ thấm mốc, mà sẽ có giải pháp phù hợp. Để được tư vấn giải pháp và dịch vụ chống thấm tường nhà, liên hệ ngay với Jison Miền Nam – công ty chống thấm tại Đà Lạt để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Jison Miền Nam: 

  • Trụ sở chính Tp. HCM: 1D Nguyễn Duy – P3 – Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Tp. Đà Lạt: 184 Ngô Quyền – P6 – TP. Đà Lạt
  • Chi nhánh Đồng Xoài: Khu đô thị Cát Tường Phú Hưng – Tiến Hưng – TP. Đồng Xoài – Tỉnh. Bình Phước
  • Điện thoại: 0918397992 – 0708791537
  • Website: https://jisonmiennam.com/

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết này nhé!

Nhấn vào ngôi sao để đánh giá bài viết.

Xếp hạng trung bình 0 / 5. 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *