Khi tiến hành xây dựng hoặc sửa chữa nhà tại Đà Lạt, việc chống thấm dột và đảm bảo không gian vệ sinh luôn khô ráo và thoải mái là một ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, quá trình chống thấm cho các nhà vệ sinh cũ khá khó và phức tạp, đặc biệt khi phải đục gạch và can thiệp vào cấu trúc sẵn có, dễ gây ảnh hưởng đến kết cấu của công trình. Để giải quyết vấn đề này, phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch chính là một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt mà không ảnh hưởng đến cấu trúc căn nhà.
Trong bài viết này, Jison Miền Nam – công ty thi công chống thấm chuyên nghiệp đầu tiên tại Đà Lạt sẽ giới thiệu đến bạn quy trình chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch tại Đà Lạt, để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bảo vệ ngôi nhà của mình một cách hiệu quả, đồng thời tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Cùng Jison Miền Nam khám phá những bước quan trọng trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh mà không cần đục gạch để đảm bảo không gian sống của bạn luôn an lành và thoải mái trong bài viết này nhé.
I. Tại sao nhà vệ sinh tại Đà Lạt dễ bị thấm dột?
Thấm dột nhà vệ sinh là một hiện trạng dễ dàng bắt gặp tại bất cứ đâu, tuy nhiên, tình trạng này lại có phần nào phổ biến hơn tại Đà Lạt. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này đó là đặc thù khí hậu ẩm ướt mưa nhiều tại Đà Lạt. Tuy nhiên, vẫn còn một số nguyên nhân thường gặp khác, như:
1.1 Lỗi trong thiết kế và thi công nhà vệ sinh
Nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất đó là quá trình thi công nhà vệ sinh không đúng chuẩn, dẫn đến các đường ống thoát nước, phễu thoát nước sàn không được đặt để đúng vị trí. Bên cạnh đó, độ dốc thoát nước sàn không đạt cũng là lý do nước bị ứ đọng, khó thoát mao dẫn xuống sàn sẽ khiến nhà vệ sinh của bạn bị thấm dột.
1.2 Sử dụng vật liệu kém chất lượng
Vật liệu cũng là yếu tố mà bạn cần lưu ý khi thi công chống thấm nhà vệ sinh, vật liệu kém chất lượng sẽ đi kèm với tuổi thọ thấp, không có độ đàn hồi cao. Do đó, trong quá trình sử dụng rất dễ bị co ngót, nứt vỡ do sự biến đổi nhiệt độ thời tiết.
1.3 Hư hỏng trong quá trình sử dụng
Đối với những công trình đã có thời gian sử dụng lâu thì khả năng chống thấm cũng không còn tốt, do đó rất dễ gặp phải tình trạng ngấm nước nếu có mưa lớn.
II. Làm thế nào để nhận biết nhà vệ sinh bị thấm dột?
Để quá trình chống thấm nhà vệ sinh được hiệu quả và nhanh chóng, bạn cần kiểm tra để phát hiện tình trạng thấm kịp thời. Một số dấu hiệu nhận biết thấm nhà vệ sinh mà bạn có thể tham khảo là:
- Trần nhà vệ sinh xuất hiện các vết thấm nước loang lổ
- Sàn nhà vệ sinh bị ngả màu vàng, có rêu mốc
- Các tấm trần nhà bị ố vàng, xuất hiện các vết nước loang lổ
- Sơn tường nhà bong tróc, xuất hiện các vết nấm mốc đen, rêu cáu
- Sơn ẩm, ướt hoặc nhão phía bên trên trần nhà
- Hiện tượng “trần nhà nhỏ giọt” hoặc sàn nhà “đổ mồ hôi”
- Trong trường hợp khi hiện tượng thấm trở nên nghiêm trọng hơn, tường nhà và trần nhà có thể thấm ngược, lan ra bên ngoài.
- Gạch ốp lát nhà vệ sinh xuống cấp, bị rạn nứt, đọng nước tạo môi trường cho vi khuẩn nấm mốc phát triển.
- Nhà vệ sinh bị thấm có biểu hiện rõ nhất về mùi. Xuất hiện mùi khó chịu ngay khi bạn chưa thấy các vết nấm mốc trên tường hoặc nhà vệ sinh
III. Hậu quả nghiêm trọng khi nhà vệ sinh bị thấm
Thấm dột là nguyên nhân lớn nhất dẫn căn nhà của bạn bị xuống cấp. Nếu nhà vệ sinh nhà bạn bị thấm dột và chưa tìm được biện pháp xử lý kịp thời, để lâu sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu biểu như:
- Thấm dột nhà vệ sinh tạo môi trường ẩm thấp, nhiều vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Nó tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập vào kết cấu công trình và gây ra nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Các công trình khi bị nước ngấm sẽ nhanh chóng bị xuống cấp, hư hại. Bên cạnh đó, nếu không phát hiện và xử lý triệt để, nấm mốc và nước có thể thấm qua các công trình khác.
- Nhà vệ sinh bị thấm nước khiến xuất hiện nấm mốc, rêu cáu gây mất thẩm mỹ cho công trình.
- Nước đọng dưới sàn và ngấm vào tường lâu ngày gây ra những mùi khó chịu.
- Nếu bị thấm dột lâu ngày, các mảng vữa trên tường phồng rộp gây mất thẩm mỹ cao.
- Nước cũng có thể thấm vào kết cấu tường. Từ đó, lan sang những thiết bị kê sát tường như bình nóng lạnh, đèn điện tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm.
IV. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch tại Đà Lạt
Cùng tham khảo quy trình chống thấm sàn vệ sinh không đục gạch từ Jison Miền Nam – công ty chống thấm chuyên nghiệp đầu tiên tại Đà Lạt nhé:
Bước 1. Tiến hành mở rộng cổ ống và mạch gạch
Tiến hành đục mở các cổ ống và mạch gạch. Sau đó xử lý chống thấm cổ ống bằng sơn chống thấm JS-22 từ Jison có tác dụng làm tăng cứng bề mặt, đồng thời dùng một lớp lưới Jison gia cố xung quanh cổ ống.
Bước 2. Tiến hành mài, vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn.
Lớp bề mặt mà được làm sạch kỹ lưỡng thì hiệu quả chống thấm sẽ cao hơn. Bề mặt vữa ximăng, bêtông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa ximăng đã bị phong hóa. Dùng máy mài chuyên dụng mài bề mặt khoảng 1 – 2 mm, sau đó dùng máy hút bụi hoặc máy quét để làm sạch bề mặt (không nên dùng nước để làm sạch bề mặt).
Bước 3. Gia cố trám vá chuẩn bị bề mặt sàn và nách tường.
Gia cố, trám vá, chuẩn bị bề mặt sàn và nách tường. Trám trét những vị trí bị rỗng, rỗ, nứt và bong tróc bằng vữa chuyên dụng.
Bước 4. Thi công chống thấm
Thi công 1 lớp lưới Jison cho toàn bộ bề mặt sàn, kết hợp cũng 2 lớp sơn chống thấm JS-1. Gia cố toàn bộ nách chân tường cao 10cm so với bề mặt sàn.
Bước 5. Test nước nghiệm thu
Sau khi lớp chống thấm khô hẳn, tiến hành bơm nước lên sân thượng và ngâm nước 14 ngày để test nước và nghiệm thu kết quả.
Liên hệ ngay với Jison Miền Nam để được tư vấn chi tiết riêng cho trường hợp thấm dột nhà bạn nhé!
Thông tin liên hệ – Jison Miền Nam:
- Trụ sở chính Tp. HCM: 1D Nguyễn Duy – P3 – Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Tp. Đà Lạt: 184 Ngô Quyền – P6 – TP. Đà Lạt
- Chi nhánh Đồng Xoài: Khu đô thị Cát Tường Phú Hưng – Tiến Hưng – TP. Đồng Xoài – Tỉnh. Bình Phước
- Điện thoại: 0918397992 – 0708791537
- Website: https://jisonmiennam.com/
- Email: Jison.hcm@gmail.com