Xử lý chống thấm sân thượng tại Đà Lạt: Giải pháp hiệu quả cho mùa mưa

Nắng gắt, mưa nhiều, biến thiên nhiệt độ, lũ lụt,… là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thấm ẩm, nấm mốc tại Đà Lạt.

Trong đó, có thể nói trong các hạng mục sân thượng là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì tiếp xúc trực tiếp với nhiều tác động bên ngoài tới. Chính vì thế việc chống thấm sân thượng càng sớm càng tốt là yếu tố quan trọng giúp công trình của bạn tránh những hậu quả khôn lường xảy ra. 

Tuy nhiên, xử lý chống thấm sân thượng bị nứt tại Đà Lạt là một vấn đề khá phức tạp, khiến nhiều chủ nhà đau đầu vì không tìm ra được phương pháp giải quyết hiệu quả. Vậy đâu là phương pháp xử lý tình trạng này triệt để nhất? Hãy cùng Jison Miền Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

I. Thấm dột sân thượng gây ra những tác hại nào?

Sau một thời gian, hầu hết các công trình đều sẽ gặp phải hiện tượng thấm dột nếu như trong quá trình xây dựng chủ công trình không có những phương pháp xử lý chống thấm ngay từ đầu. Hiện tượng thấm dột sẽ mang đến một số tác hại nghiêm trọng như sau:

1.1 Hư hỏng kết cấu nhà cửa

Các vết nứt tường, nứt trần nhà, bong tróc của bê tông,… đều là những dấu hiệu cho thấy kết cấu công trình của bạn đã bị hư hại và xuống cấp trầm trọng. Mà nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng này chính là do thấm dột. Điều này tiềm ẩn các nguy cơ gây nguy hiểm khôn lường.

1.2 Mất thẩm mỹ của công trình

Thẩm mỹ của ngôi nhà bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những mảng ố vàng, nứt nẻ, loang lổ, nấm mốc xanh đỏ. Đây có lẽ là tác hại của thấm dột rõ ràng nhất mà chúng ta có thể dễ nhận ra. Từ những vết nứt ngang dọc của tường, các vết loang lổ, màu sơn bị nhạt cho đến những vết ố vàng, rêu mốc,… đều khiến cho công trình của bạn mất đi tính mỹ quan vốn có của nó. Trong khi trước đó bạn đã phải tốn rất nhiều công sức và tiền bạc mới tạo dựng được.

1.3 Làm hư hại đồ vật và nguy hiểm đến tính mạng

Ngoài ra khi sân thượng bị thấm dột còn ảnh hưởng trực tiếp đến đường dây điện ẩn sâu bên trong tường, gây chập mạch dẫn đến cháy nổ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Những ổ điện, thiết bị điện âm tường,… bị ngấm nước lâu ngày sẽ bị giảm độ bền và tiềm ẩn nguy cơ chạm mạch, cháy nổ, điện giật…. rình rập các thành viên trong gia đình.

1.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Môi trường thấm dột, ẩm ướt lâu ngày là điều kiện thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi và phát tán trong không khí. Chúng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh về đường hô hấp: viêm xoang, viêm mũi, nấm da,… cho con người, đặc biệt nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ.

II. Nguyên nhân nào gây ra thấm dột cho sân thượng tại Đà Lạt

Có nhiều nguyên nhân gây thấm dột cho sân thượng, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

2.1 Tác động của tự nhiên

Sân thượng là nơi không có mái che nên bề mặt sân thượng rất dễ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự biến động của thời tiết như nắng nóng, mưa nhiều.

2.2 Sân thượng không được chống thấm

Đây là nguyên nhân phổ biến trong quá trình thi công. Sàn sân thượng không được chống thấm ngay từ ban đầu rất dễ dẫn đến hiện tượng bị nứt và thấm dột sau một thời gian sử dụng.

2.3 Sân thượng được thiết kế không đúng kỹ thuật

Sàn không có độ dốc và nơi thoát nước sẽ dẫn đến việc ứ đọng, nếu để một thời gian dài sẽ gây nên tình trạng thấm dột cho ngôi nhà.

2.4 Sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng

Sàn sân thượng không có mái che sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết. Chính vì vậy, nếu sử dụng vật liệu chống thấm không đạt tiêu chuẩn sẽ dẫn đến tình trạng tính đàn hồi kém, nhanh co ngót, dễ rạn nứt và không ngăn được nước.

III. Giải pháp xử lý chống thấm cho sân thượng tại Đà Lạt vào mùa mưa

Chống thấm cho công trình là một hạng mục thi công không thể thiếu và nên được thực hiện ngay từ khi xây dựng, không nên để đến sau này mới tiến hành làm vì như vậy sẽ rất tốn thời gian và chi phí sửa chữa. 

Cùng tham khảo giải pháp xử lý chống thấm cho sàn sân thượng, giúp bảo vệ công trình qua mùa mưa khắc nghiệt tại Đà Lạt từ Jison Miền Nam nhé:

Bước 1. Tiến hành mở rộng cổ ống và mạch gạch

Tiến hành đục mở các cổ ống và mạch gạch. Sau đó xử lý chống thấm cổ ống bằng sơn chống thấm JS-22 từ Jison có tác dụng làm tăng cứng bề mặt, đồng thời dùng một lớp lưới Jison gia cố xung quanh cổ ống.

Bước 2. Tiến hành mài, vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn.

Lớp bề mặt mà được làm sạch kỹ lưỡng thì hiệu quả chống thấm sẽ cao hơn. Bề mặt vữa ximăng, bêtông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa ximăng đã bị phong hóa. Dùng máy mài chuyên dụng mài bề mặt khoảng 1 – 2 mm, sau đó dùng máy hút bụi hoặc máy quét để làm sạch bề mặt (không nên dùng nước để làm sạch bề mặt).

Bước 3. Gia cố trám vá chuẩn bị bề mặt sàn và nách tường.

Gia cố, trám vá, chuẩn bị bề mặt sàn và nách tường. Trám trét những vị trí bị rỗng, rỗ, nứt và bong tróc bằng vữa chuyên dụng.

Bước 4. Thi công chống thấm

Thi công 1 lớp lưới Jison cho toàn bộ bề mặt sàn, kết hợp cũng 2 lớp sơn chống thấm JS-1. Gia cố toàn bộ nách chân tường cao 10cm so với bề mặt sàn.

Bước 5. Test nước nghiệm thu

Sau khi lớp chống thấm khô hẳn, tiến hành bơm nước lên sân thượng và ngâm nước 14 ngày để test nước và nghiệm thu kết quả.

Để đảm bảo hiệu quả chống thấm được tối ưu nhất, tốt hơn bạn nên nhờ đến đơn vị thi công chống thấm thực hiện chống thấm cho nhà của mình. Liên hệ ngay với Jison Miền Nam – công ty thi công chống thấm chuyên nghiệp tại Đà Lạt để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé!

Jison Miền Nam: 

  • Trụ sở chính Tp. HCM: 1D Nguyễn Duy – P3 – Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Tp. Đà Lạt: 184 Ngô Quyền – P6 – TP. Đà Lạt
  • Chi nhánh Đồng Xoài: Khu đô thị Cát Tường Phú Hưng – Tiến Hưng – TP. Đồng Xoài – Tỉnh. Bình Phước
  • Điện thoại: 0918397992 – 0708791537
  • Website: https://jisonmiennam.com/

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết này nhé!

Nhấn vào ngôi sao để đánh giá bài viết.

Xếp hạng trung bình 0 / 5. 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *