Tại sao bạn nên chọn phương pháp chống thấm không đục gạch tại Đà Lạt

Khi cân nhắc việc chống thấm cho công trình của mình tại Đà Lạt, đặc biệt là chống thấm nhà vệ sinh, có rất nhiều yếu tố mà bạn cần xem xét trước khi thực hiện. Một trong các yếu tố quan trọng nhất là lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp. Thời điểm hiện nay, phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch đã trở thành sự lựa chọn thông minh và hiệu quả được nhiều gia chủ lựa chọn.

Trong bài viết này, Jison Miền Nam – công ty thi công chống thấm chuyên nghiệp tại Đà Lạt sẽ chỉ ra lý do tại sao bạn nên cân nhắc chọn phương pháp chống thấm không đục gạch cho nhà vệ sinh tại Đà Lạt, một giải pháp chống thấm vượt trội đang ngày càng trở nên phổ biến trong việc bảo vệ nhà cửa khỏi thấm dột và tạo ra môi trường sống khô ráo, thoải mái và an toàn.

Hãy cùng Jison Miền Nam tìm hiểu về những ưu điểm, lợi ích, và tại sao đây là giải pháp tốt nhất cho việc chống thấm nhà vệ sinh của bạn tại Đà Lạt.

I. Những nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh tại Đà Lạt

Thông thường các nhà vệ sinh sau một thời gian sử dụng sẽ bị xuống cấp gây ra hiện tượng thấm dột do vỡ, rò rỉ đường ống nước. Nhà vệ sinh là nơi hay xảy ra hiện tượng này vì do nơi đây có độ ẩm cao và là nơi tích tụ của nước. 

Để hiểu rõ hơn, cùng Jison Miền Nam tìm hiểu những nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh của bạn tại Đà Lạt nhé:

Những nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh tại Đà Lạt

  • Trong quá trình thi công nhà vệ sinh, nhà thầu không xử lý kỹ trong khâu đổ bê tông sàn khu vực nhà vệ sinh, sàn không được chống thấm kỹ, không đúng kỹ thuật chống thấm khi tiến hành hoàn thiện dẫn đến tình trạng thấm dột, nấm mốc về sau.
  • Hệ thống ống dẫn nước bị vỡ, rò rỉ hoặc bị tắc do rác thải, bụi bẩn trong quá trình sử dụng không được dọn dẹp kịp thời.
  • Đặc thù phải tiếp xúc thường xuyên với nước sinh hoạt thường ngày. Sàn nhà vệ sinh thường xuyên có nước, nước ứ đọng có thể thẩm thấu qua các mạch lát nền và đọng lại dưới sàn bê tông, lâu dần khiến sàn bị thấm ẩm.
  • Nhà vệ sinh được thiết kế, xây dựng sai kỹ thuật ở khâu lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh khiến nước xả tràn ra và thấm xuống nền nhà vệ sinh. Hoặc kết cấu bê tông bị lún, chất lượng kém, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn
  • Tường nhà, sân thượng, sàn mái bị thấm mà không được sửa chữa kịp thời cũng ảnh hưởng là khiến nhà vệ sinh thị thấm nước
  • Các mạch gạch ở nền nhà vệ sinh bị bong, tạo kẽ hở cho nước ngấm xuống.

II. Ưu điểm vượt trội từ phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch

Trên thị trường chống thấm, có rất nhiều phương pháp chống thấm nhà vệ sinh khác nhau. Nhưng chất lượng vượt trội nhất phải kể đến phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch. 

Ưu điểm vượt trội từ phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch

Để hiểu rõ hơn về ưu điểm vượt trội của phương pháp chống thấm này, cùng so sánh ưu và nhược điểm của chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch với phương pháp chống thấm thông thường.

Chống thấm không đục gạch Chống thấm thông thường
Ưu điểm
  • Hiệu quả chống thấm vượt trội: Phương pháp chống thấm sàn không đục gạch giúp hiệu quả chống thấm được tối ưu, ngăn chặn nước xâm nhập vào sàn gây ra hiện tượng ẩm thấp, thấm dột mà không cần phải đục bỏ lớp gạch sàn.
  • Tuổi thọ cao: Việc chống thấm bằng phương pháp này giúp cả lớp chống thấm và công trình có tuổi thọ cao hơn nhờ vào việc không tác động lên lớp gạch nền có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc căn nhà. 
  • Gia tăng tính thẩm mỹ: Chống thấm không đục gạch giúp bạn có nhiều lựa chọn về màu sắc và thiết kế, giúp không gian thẩm mỹ hơn các phương pháp chống thấm thông thường.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Việc giữ lại nền gạch cũ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đục bỏ. Bên cạnh đó, tiết kiệm được chi phí thay mới gạch, giúp thời gian thi công chống thấm được nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều. 
  • Kỹ thuật thi công dễ dàng: Vì là phương pháp chống thấm đã có từ lâu nên hầu hết các đơn vị chống thấm đều có thể thực hiện được.
  • Đa dạng vật liệu: Phương pháp chống thấm thông thường không kén vật liệu chống thấm. Hầu hết các vật liệu chống thấm thông thường hiện nay trên thị trường đều có thể thực hiện được.
  • Hiệu quả chống thấm: Chống thấm, dột cho công trình tùy theo chất lượng vật liệu chống thấm được sử dụng. Phù hợp với những sàn chưa lát gạch.
Nhược điểm
  • Kỹ thuật thi công còn khá mới mẻ nên nhiều đơn vị vẫn chưa thực hiện tốt.
  • Yêu cầu tay nghề thợ cao, kỹ thuật thi công chính xác
  • Vật liệu chống thấm phải phù hợp để đảm bảo hiệu quả chống thấm
  • Không thể đảm bảo hoàn toàn ngăn nước thấm: Các phương pháp chống thấm truyền thống thường có hiệu quả chống thấm không cao, lớp chống thấm dễ dàng bị bong tróc sau thời gian sử dụng. 
  • Bảo trì chống thấm phức tạp: Chống thấm truyền thống một khi gặp sự cố đòi hỏi phải tháo bỏ hoàn toàn lớp chống thấm cũ thì mới có thể thực hiện lại chống thấm cho công trình, gây tốn kém thời gian và chi phí cho gia chủ.
  • Tốn kém chi phí: Phương pháp chống thấm này đòi hỏi gia chủ phải đục bỏ đi lớp gạch cũ khiến chi phí chống thấm tăng cao do tốn kém chi phí nhân công, vật liệu. Ngoài ra cũng rất dễ phát sinh những chi phí không cần thiết.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng sống: Đục sàn gây ra ảnh hưởng đến các nhà xung quanh bởi việc khoan đục gây ra tiếng ồn và bụi bẩn rất nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt của hàng xóm lân cận.

Tùy theo vị trí/ hạng mục cần chống thấm mà bạn có thể lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, riêng với khu vực chống thấm nhà vệ sinh cũ thì phương pháp chống thấm sàn không đục gạch vẫn là một sự lựa chọn tối ưu mà bạn nên cân nhắc.

III. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch tại Đà Lạt từ Jison Miền Nam

Cùng tham khảo quy trình chống thấm sàn vệ sinh không đục gạch từ Jison Miền Nam – công ty chống thấm chuyên nghiệp đầu tiên tại Đà Lạt nhé:

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch tại Đà Lạt từ Jison Miền Nam

Bước 1. Tiến hành mở rộng cổ ống và mạch gạch

Tiến hành đục mở các cổ ống và mạch gạch. Sau đó xử lý chống thấm cổ ống bằng sơn chống thấm JS-22 từ Jison có tác dụng làm tăng cứng bề mặt, đồng thời dùng một lớp lưới Jison gia cố xung quanh cổ ống.

Bước 2. Tiến hành mài, vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn.

Lớp bề mặt mà được làm sạch kỹ lưỡng thì hiệu quả chống thấm sẽ cao hơn. Bề mặt vữa ximăng, bêtông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa ximăng đã bị phong hóa. Dùng máy mài chuyên dụng mài bề mặt khoảng 1 – 2 mm, sau đó dùng máy hút bụi hoặc máy quét để làm sạch bề mặt (không nên dùng nước để làm sạch bề mặt).

Bước 3. Gia cố trám vá chuẩn bị bề mặt sàn và nách tường.

Gia cố, trám vá, chuẩn bị bề mặt sàn và nách tường. Trám trét những vị trí bị rỗng, rỗ, nứt và bong tróc bằng vữa chuyên dụng.

Bước 4. Thi công chống thấm

Thi công 1 lớp lưới Jison cho toàn bộ bề mặt sàn, kết hợp cũng 2 lớp sơn chống thấm JS-1. Gia cố toàn bộ nách chân tường cao 10cm so với bề mặt sàn.

Bước 5. Test nước nghiệm thu

Sau khi lớp chống thấm khô hẳn, tiến hành bơm nước lên sân thượng và ngâm nước 14 ngày để test nước và nghiệm thu kết quả.

Dù là thực hiện chống thấm bằng phương pháp nào, để hiệu quả chống thấm được tối ưu nhất, bạn nên lựa chọn đơn vị chống thấm uy tín để được tư vấn chi tiết nhất cho trường hợp của mình nhé. Hy vọng với những thông tin trên, Jison Miền Nam đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết riêng cho trường hợp của bạn nhé!

Thông tin liên hệ – Jison Miền Nam: 

  • Trụ sở chính Tp. HCM: 1D Nguyễn Duy – P3 – Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Tp. Đà Lạt: 184 Ngô Quyền – P6 – TP. Đà Lạt
  • Chi nhánh Đồng Xoài: Khu đô thị Cát Tường Phú Hưng – Tiến Hưng – TP. Đồng Xoài – Tỉnh. Bình Phước
  • Điện thoại: 0918397992 – 0708791537
  • Website: https://jisonmiennam.com/
  • Email: Jison.hcm@gmail.com

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết này nhé!

Nhấn vào ngôi sao để đánh giá bài viết.

Xếp hạng trung bình 0 / 5. 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *